Khuôn dập

  • Độ chính xác± 0.02
  • Vật LiệuS50C, SKD11

Khuôn dập

Khuôn dập

Khuôn dập là gì?

Khuôn dập là một loại dụng cụ sử dụng trong gia công đột dập. Có công dụng để tạo hình sản phẩm từ các tấm kim loại mỏng ở trạng thái nguội dưới tác dụng của áp lực.

Cấu tạo khuôn dập:

Khuôn đột dập gồm 2 bộ phận chính là: Khuôn trên( chày): Là phần trên của khuôn, được gắn với búa, chuyển động lên xuống để tạo ra áp lực lên tấm phôi và Khuôn dưới(cối): Là phần khuôn dưới được giữ cố định.

Phân loại khuôn đột dập:

- Dựa theo loại đột dập ta có 2 loại khuôn:  

+ Khuôn cắt: được sử dụng để cắt kim loại thực hiện các hoạt động đột và cắt.

+ Khuôn dập: có tác dụng làm thay đổi hình dạng phôi mà không loại bỏ phần vật liệu nào của phôi.

Dựa theo phương pháp đột dập:

  • Khuôn đột dập đơn giản: Là loại khuôn thực hiện một thao tác duy nhất cho một lần dập. Khuôn này được sử dụng khi chỉ thực hiện thao tác cắt. Hạn chế của loại khuôn này đó là khi thực hiện đột đường kính lớn, lỗ đột có thể bị cong, không bằng phẳng. 
  • Khuôn dập thành phần: Loại khuôn thực hiện 2 hoặc nhiều hoạt động một lúc trong 1 giai đoạn (lưu ý là chỉ thực hiện thao tác cắt). Vì tất cả các công việc được thực hiện 1 lần nên các bộ phận có độ chính xác cao. Hạn chế của loại khuôn này đó là nó được giới hạn cho các quy trình thương đối đơn giản.
  • Khuôn dập phối hợp: là loại khuôn mà sau một hành trình của máy dập, khuôn thực hiện được hai hay nhiều nguyên công tạo hình, tất cả các nguyên công đó được đồng thời thực hiện sau một lần dập, sản phẩm được tạo hình hoàn chỉnh sau khi ra khỏi khuôn.
  • Khuôn dập liên hoàn: Tại mỗi giai đoạn, có 1 thao tác được thực hiện. Sau khi xong 1 giai đoạn, phôi được chuyển đến giai đoạn tiếp theo trong dây chuyền.Mỗi vị trí chi tiết được hình thành một phần, đến vị trí cuối cùng chi tiết được tạo thành hoàn chỉnh. Khuôn dập liên hoàn có thể coi như một chu trình sản xuất hoàn thiện.

Tiêu chuẩn chất lượng gia công khuôn đột dập:

  • Gia công khuôn đột dập phải đảm bảo có tính chống mòn cao.
  • Khuôn dập có độ cứng và độ dẻo phù hợp với chức năng khuôn (Ví dụ: Khuôn đột dập có độ cứng thấp hơn khuôn dập vuốt).
  • Vật liệu làm khuôn phải tương thích với vật liệu sản phẩm dập và sản lượng.
  • Đảm bảo chế độ bôi trơn khi dập.

Các yêu cầu cơ tính của khuôn: độ bền, độ cứng, khả năng chống mài mòn là các đặc trưng quyết định tính chất của khuôn, làm tăng tuổi thọ của khuôn.